Tổng hợp Các biện pháp thi công hầm nhà phố hiệu quả, đúng kỹ thuật

Địa chỉ

92/B22 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP HCM

Hotline

0963 757 168

Giờ làm việc

8:00 -22:00 (T2-chủ nhật)

Tổng hợp Các biện pháp thi công hầm nhà phố hiệu quả, đúng kỹ thuật

Tổng hợp Các biện pháp thi công hầm nhà phố hiệu quả, đúng kỹ thuật

    Thi công hầm nhà phố là giải pháp được nhiều gia chủ lựa chọn để tăng thêm công năng sử dụng mà vẫn tối ưu diện tích, không gian. Tuy nhiên, việc thi công tầng hầm khá phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro trong quá trình xây dựng, đòi hỏi người đơn vị tổng thầu phải xác định biện pháp đúng đắn và tay nghề đội ngũ thi công cũng cần được đảm bảo. Trong bài viết này, Đăng Khoa sẽ tổng hợp cũng như phân tích ưu, nhược điểm của các biện pháp thi công hầm nhà phố được sử dụng phố biến trên thị trường hiện nay, mời bạn cùng theo dõi.

    Quy trình thi công hầm nhà phố

    Nhìn chung, quy trình thi công hầm nhà phố sẽ được gói gọn trong 6 bước và được chia thành 2 giai đoạn lớn, cụ thể như sau:

    Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị

    Bước 1: Giải pháp chống sạt lở khu vực xung quanh
    Đầu tiên, bạn cần quan tâm đến công tác chống sạt lở đối với các công trình lân cận, khu vực xung quanh nhà phố để đảm bảo công trình sau khi hoàn thiện sẽ kiến cố và vững chãi, đồng thời hạn chế những rủi ro khác trong quá trình thi công xây dựng. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp chống sạt lở, trong đó thông dụng nhất vẫn là ép cừ vây larsen và khoan cọc vây bằng hình thức cọc nhồi.

    Bước 2: Gia cố nền móng
    Sau khi đã hoàn thành công tác chống sạt lở sẽ chuyển sang giai đoạn gia cố nền móng cho công trình.

    Đây là công đoạn quan trọng, đặc biệt đối với những ngôi nhà phố xây dựng trên nền đất yếu. Trong đó:
    - Với nền đất yếu, chủ yếu sử dụng phương pháp gia cố nền móng bằng công tác ép cọc, khoan cọc nhồi
    - Với nền đất cứng thường sẽ sử dụng phương pháp làm móng băng 2 phương để gia cố nền móng.
    Bước 3: Đào đất tầng hầm và vận chuyển khỏi công trình
    Bước cuối cùng trong công tác chuẩn bị thi công hầm nhà phố chính là tiến hành đo đạc, tính toán kích thước hầm cụ thể, sau đó tiến hàng đào lượng đất tương ứng và vận chuyển lượng đất đó ra khỏi công trình để bắt đầu vào giai đoạn thi công tiếp theo.

    Giai đoạn 2: Thi công hầm nhà phố

    Bước 4: Thi công móng, sàn hầm
    Trong hạng mục này sẽ gồm các công tác như xây bê tông lót nền, lót móng, dựng cốt pha (cốt pha móng, cốt thép móng). Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong thi công hầm nhà phố, quyết định sự an toàn cũng như độ bền của công trình, nhà có càng nhiều tầng thì càng phải chú trọng đến giai đoạn này. 

    Bên cạnh đó, với những công trình có mực nước ngầm, nhà thầu thường áp dụng biện pháp kiểm soát hạ mực nước ngầm để lấy không gian thi công hầm nhà phố.
    Bước 5: Thi công vách hầm
    Việc thi công vách hầm cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng tầng hầm sau này. Do đó, khi thi công vách hầm bạn cũng nên kết hợp thêm giải pháp chống thấm cũng như chống sạt lở để đảm bảo chất lượng đầu ra cũng như tối ưu thời gian và chi phí để sửa chữa cũng như bảo trì tầng hầm nhà phố.

    Bước 6: Đậy nắp hầm và chuyển sang giai đoạn thi công phần thô
    Sau bước thi công vách hầm, bạn cần chờ đủ ngày để bê tông vách đủ độ chịu lực mới tiến hành tháo hệ giằng cừ và đóng nắp hầm. Đây là bước cuối, kết thúc giai đoạn thi công hầm để chuyển sang các bước tiếp theo trong thi công phần thô nhà phố, cụ thể là tầng trệt ngôi nhà.

    Điểm qua các biện pháp thi công hầm nhà phố thông dụng nhất hiện nay

    Đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên

    Đây là phương pháp cổ điển đã có từ rất lâu đời và thường được sử dụng phổ biến khi chiều sâu hố đào không lớn. Để thi công hầm nhà phố bằng phương pháp này thì toàn bộ phần hố sẽ được đào đến độ sâu đặt móng, sau đó tiến hành làm nhà theo trình tự từ dưới lên trên. Tùy thuộc vào độ sâu hố đào, địa chất thủy văn khu vực xây dựng, khối lượng đất cần đào cũng như máy móc thiết bị, nhân lực mà đơn vị thi công sẽ quyết định sử dụng phương pháp thủ công hoặc cơ giới. Tuy nhiên, biện pháp thi công hầm nhà phố này sẽ thường gây ra tình trạng mất ổn định ở thành hố đào, gây sụt lún vùng quanh hố đào. 
    Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể gia cố thành hầm bằng cừ tràm, cọc bê tông hoặc cọc thép đóng thưa sau đó ghép ván hoặc phun vữa bê tông giữa 2 cọc, dùng cọc khoan nhồi khoan liền nhau tạo thành vách ổn định thành hố đào.

    Nhìn chung, phạm vi ứng dụng của biện pháp thi công hầm nhà phố này chính là:
    - Chỉ nên áp dụng khi hố đào không sâu, với đất dính (đất có góc ma sát trong lớn) hoặc có mặt bằng thi công rộng rãi 
    - Dùng ván cừ không chống hoặc neo
    - Dùng ván cừ có chống hoặc neo: áp dụng đối với trường hợp vách đất thẳng đứng và áp lực đất vào tường lớn. Ở đây, bạn nên dùng chống trong trường hợp hệ thống ít ảnh hưởng đến việc thi công phần ngầm, còn dùng neo trong trường hợp chiều sâu hố móng lớn, tường cừ dễ mất ổn định.
    Ưu điểm:
    - Thi công đơn giản
    - Có độ chính xác cao
    - Giải pháp kiến trúc và kết cấu không phức tạp, do việc thi công phần ngầm cũng tương tự như phần nổi của ngôi nhà
    - Công tác chống thấm và mạng lưới kỹ thuật dễ dàng
    - Làm khô móng đơn giản
    Nhược điểm:
    - Khó áp dụng nếu chiều sâu hố móng lớn hay lớp đất bề mặt yếu
    - Bất lợi trong thời gian thi công, có thể kéo dài hơn dự kiến bởi chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố thời tiết
    - Nếu không dùng tường cừ thì mặt bằng phải đủ lớn để mở rộng taluy cho hố đào (trong khi loại hình nhà phố thường nhỏ hẹp với đặc trưng dài sâu ngang hẹp)
    - Dễ gây lún nứt, gây nguy hiểm cho công trình lân cận, đặc biệt ở khu vực nội thành, nơi các công trình mọc chen chúc nhau.

    Thi công hầm nhà phố bằng giải pháp làm tường chắn đất

    Đây là một công nghệ thi công tường trong đất. Đối với thi công hầm nhà phố bằng biện pháp làm tường chắn đất, người ta thường sử dụng cừ Larsen. Theo đó, trước khi tiến hành đào đất, đơn vị thi công sẽ tiến hành làm phần tường bao của tầng hầm trước, tiếp đến mới đào đất trong lòng tường bao đến đáy hầm nhà phố.

    Trong đó, tường thép cừ, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette là các giải pháp chống đỡ thành hố đào thường thấy hiện nay. Để đảm bảo việc xây dựng diễn ra an toàn và đúng kỹ thuật thì yêu cầu chung của tường cừ là đảm bảo về cường độ ổn định dưới các tác động của áp lực đất và các loại tải trọng cắm sâu vào lòng đất, neo trong đất…
    Ưu điểm:
    - Thi công đơn giản
    - Vật liệu làm dầm, xà ngang, cột chống có thể thu hồi để tái sử dụng
    Nhược điểm:
    - Chiếm không gian trong hố đào

    Biện pháp thi công hầm nhà phố bằng cọc khoan nhồi

    Nếu xét đến những biện pháp thi công hầm nhà phố đạt hiệu quả cao nhất phải kể đến biện pháp cọc khoan nhồi. Bởi lẽ, phương pháp này có thể áp dụng được đối với tất cả các loại hình đất và an toàn với mọi diện tích. Bạn có thể an tâm thi công các tầng hầm sâu mà không sợ các rủi ro như sụt lún hay chất lượng công trình. 

    Ưu điểm:
    - Biện pháp được áp dụng cho thi công hầm nhà phố sâu, rộng
    - Thuộc phương pháp thi công an toàn
    - Ứng dụng được với mọi loại đất
    Nhược điểm:
    - Thời gian thi công lâu hơn so với các biện pháp khác
    - Mặt bằng thi công không được khô ráo, bởi phương pháp sử dụng bùn Bentonite để ổn định thành vách trong quá trình khoan nhồi
    - Chi phí cao
    - Vách tường hầm khá dày (>450mm)
    - Tốn nhiều thời gian cho việc dọn vệ sinh công trình sau hoàn thiện

    Một số lưu ý khi thi công hầm nhà phố bạn nên biết

    Thi công hầm nhà phố liên quan mật thiết đến giải pháp thiết kế, bởi lẽ đặc điểm kết cấu công trình phần ngầm sẽ phụ thuộc tất yếu vào công nghệ thi công. Vậy nên, trước khi bắt tay vào thi công tầng hầm, chủ đầu tư cần xác định rõ vấn đề địa chất đất, địa hình khu vực, không gian hầm và các vấn đề liên quan khác, từ đó chọn lựa được giải pháp thi công thích hợp ngay từ khâu thiết kế bản vẽ.

    Ngày nay công nghệ thi công tầng hầm vô cùng đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo địa chất khu vực. Do đó, đơn vị nhà thầu cần đưa ra những đánh giá, phân tích cũng như số liệu đo đạc cụ thể từ đó xác định giải pháp thi công phù hợp, tối ưu thời gian và chi phí.
    Nhìn chung, thi công dưới lòng đất là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cùng kinh nghiệm tay nghề cao để cũng như đảm bảo tính kỹ thuật để tránh xảy ra sự cố với các công trình liền kề. Ngoài ra, nên chọn những đơn vị uy tín đồng hành để có người giám sát chất lượng tại công trình 24/24, hạn chế mọi rủi ro.

    Đăng Khoa - Đơn vị thiết kế thi công nhà phố uy tín, chuyên nghiệp

    Qua những nội dung mà Đăng Khoa chia sẻ bên trên, có thể thấy việc thi công hầm nhà phố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Bởi lẽ đó, gia chủ cần phải có phương án cũng như biện pháp thi công phù hợp theo địa chất đất, kết cấu công trình, phân tích đánh giá các điều kiện cũng như lựa chọn công nghệ hợp lý nhất. Điều này sẽ rất khó khăn với những gia chủ không có kinh nghiệm, vậy nên, để công trình đạt được kết quả tối ưu nhất về chất lượng cũng như thời gian và chi phí, gia chủ hãy tìm đến sự trợ giúp của những đơn vị thiết kế thi công uy tín trên thị trường.
    Đăng Khoa là đơn vị thiết kế thi công kiến trúc nội thất cao cấp hàng đầu tại Việt Nam. Đăng Khoa cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế thi công nội thất, kiến trúc trọn gói đi từ xây thô đến hoàn thiện nội thất trải dài từ Nam ra Bắc. Hãy để lại nhu cầu của bạn cho Đăng Khoa biết để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.

    >>Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói uy tín nhất năm 2023
    Đăng Khoa vừa giới thiệu đến bạn đọc về các biện pháp thi công hầm nhà phố thông dụng hiện nay cũng như phân tích chuyên sâu về ưu, nhược điểm của từng loại. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn có quyết định hợp lý khi xây dựng ngôi nhà của mình.

    Zalo
    Hotline
    0963 757 168